Bệnh trĩ ở trẻ em, nguyên nhân và cách phòng tránh
Trẻ nhỏ cũng có thể bị bệnh trĩ, tuy nhiên so với người già và người trưởng thành thì tỉ lệ này ít hơn rất nhiều. Và có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ở trẻ em, trong đó có 2 nguyên nhân chính mà các bậc cha mẹ nên lưu ý.
- Táo bón
Táo bón là hiện tượng ruột co bóp kém hoặc không đủ mạnh đề bài tiết phân ra ngoài. Khi trẻ bị táo bón, phân thường cứng và khô. Trẻ được coi là bị táo bón nếu đi đại tiện dưới 2 lần đại tiện trong ngày đốì với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần đại tiện trong 1 tuần (trên 2 ngày/lần) với trẻ đang bú mẹ, dưới 2 lần đại tiện/tuần (trên 3 ngày 1 lần) với trẻ lớn.
Khi một đứa trẻ bị táo bón, nó sẽ phải gồng mình quá mức để cố gắng và đẩy phân cứng ra ngoài. Áp lực này làm cho các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn giãn ra quá mức khiền chúng sẽ bị sưng lên, từ đó hình thành bệnh trĩ
Nguyên nhân dẫn tới táo bón: Táo bón chủ yếu xảy ra khi trẻ có một chế độ ăn uống giàu chất béo, ít chất xơ và chất lỏng.
Cách khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ:
Chế độ ăn uống:
- Uống nhiều nước (Trẻ từ 1 - 3 tuổi uống 500 - 600 ml nước 1 ngày) và ăn sữa chua.
- Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi.
- Chọn loại sữa không gây táo bón: Có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền (đốì với trẻ nuôi sữa ngoài).
Chế độ vận động:
- Xoa bụng cho trẻ : Theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3 – 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa.
- Vệ sinh đại tiện : Tập cho trẻ đại tiện đúng giờ quy định, trẻ nhỏ thì cho trẻ đại tiện hoặc cho trẻ ngồi bô vào một giờ nhất định trong ngày, đồng thời xoa bụng.
- Giữ gìn vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng cách rửa nước nóng sau khi đại tiện và trước khi đi ngủ hoặc dùng thuốc xông hơi bên ngoài như : thuốc xông hơi tổng hợp từ cây kinh giới, v.v... Làm như vậy có thể cải thiện được tuần hoàn máu ở cửa hậu môn.
Lưu ý: Đổì với trẻ còn nhỏ, thường hay gặp bệnh sa trực tràng (biểu hiện rất giống với bệnh trĩ), vì vậy khi trẻ có các biểu hiện như chảy máu, khối sa đỏ tươi, thì nên nghĩ đến bệnh sa trực tràng trước.
2. Trẻ ngồi bô quá lâu
Ngày nay, không ít các bậc cha mẹ cho trẻ ngồi bô khi đi đại tiểu tiện. Khi đó, 1 số người ở bên cạnh để trông cho trẻ, nhưng cũng có những bậc cha mẹ tranh thủ đi làm việc nhà, thậm chí để trẻ ngồi từ nữa tiếng trở lên. Trên thực tế, ngồi bô quá lâu không tốt cho sức khỏe của trẻ, thậm chí có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Trẻ đang trong gian đoạn phát triển, các cơ quan bộ phận trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện. Ví dụ, cơ hậu môn của trẻ tương đối yếu, mối liên hệ giữa trực tràng và hậu môn vẫn còn lỏng lẻo, thêm vào đó, xương cùng và trực tràng lại nằm trên cùng một đường thẳng, vì thể trực tràng dễ dàng bị di chuyển lên phía trên. Bởi vậy, nếu cha mẹ không chú ý đến điểm này mà đế trẻ ngồi bô quá lâu, khi trẻ dùng lực và phải nín thở, áp lực trong bụng tăng cao, trực tràng phải chịu một lực ép xuống và búi trĩ dễ bị lòi ra ngoài. Đồng thời, ở tuổi này, sau khi trẻ đi vệ sinh xong, hậu môn không tự động co lại nhiều, vì thế trực tràng một khi đã bị lòi ra ngoài thì khó có thể co lại vị trí ban đầu, hiện tượng này gọi là bệnh trĩ.
Biện pháp:
- Cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ thói quen đại tiểu tiện tốt từ khi còn nhỏ, đồng thời nhất thiết không được để trẻ ngồi bô quá lâu, đặc biệt là đối với những bé mới biết ngồi.
- Khi lựa chọn bô cũng phải chú ý chọn bô có độ cao thích hợp, không nên thấp quá. Bên cạnh đó, nên thường xuyên cho trẻ ăn nhiều rau xanh để phòng chống chứng táo bón.
XEM THÊM:
- [Cảnh báo !!!] Bạn có tin gần 1 nửa dân số Việt Nam đã từng mắc bệnh trĩ
- Chia sẻ mẹo dân gian: chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
- Chữa bệnh trĩ bằng tỏi có được không ? Sự thật như thế nào ?
- Các loại thuốc bôi trĩ tốt nhất hiện nay
- Thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay
- Chữa bệnh trĩ bằng lá sung, cần phải đúng cách !?
- Ăn rau muống trị bệnh trĩ có tốt không ? Chữa bệnh trĩ bằng rau muống có được không ?
- Điều trị bệnh trĩ ở Đà Nẵng cần đến đâu ?
- Làm sao để trị dứt điểm bệnh trĩ giai đoạn đầu ?
- Chia sẻ mẹo dân gian: chữa bệnh trĩ bằng quả sung muối
Mua hàng

Bài đọc nhiều nhất
- Sự thật về trị bệnh trĩ bằng xơ mướp, có đúng như lời đồn ?
- Bệnh trĩ trông như thế nào ? Các hình ảnh bị trĩ chân thực nhất
- Suy giãn tĩnh mạch chân khám ở đâu chuẩn và chính xác nhất ?
- Thuốc trị bệnh trĩ của Pháp hay của Mỹ và Canada tốt hơn ?
- Điều trị bệnh trĩ ở Đà Nẵng cần đến đâu ?
- Bị táo bón khi mang thai tháng cuối có đáng lo ? Cách khắc phục là gì ?
- Bệnh trĩ tiếng anh là gì? Nhưng thông tin cần thiết về bệnh trĩ
- Chữa bệnh trĩ bằng lá sung, cần phải đúng cách !?
- Dấu hiệu bị bệnh trĩ – nhận biết sớm, điều trị hiệu quả
- Trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi, cha mẹ chớ có chủ quan coi thường
Gửi câu hỏi
Tags

Điều trị bệnh trĩ bằng rau mồng tơi, 1 nắm lá nhỏ để bớt sưng đau

5 cách trị bệnh trĩ từ thiên nhiên, chữa tại nhà mà vẫn hiệu quả

Điều trị bệnh trĩ khi cho con bú nên chú ý những điều này

Hình ảnh bệnh trĩ theo từng loại và từng cấp độ

Cách điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới - chân
