Chẩn đoán và cách điều trị bệnh trĩ
“Thập nhân cửu trĩ”- mười người thì có đến chín người bị bệnh trĩ. Vì là bệnh tế nhị nên khi phát hiện người bệnh thường hay e ngại lười đi khám, nên khi đã phải đến bệnh viện thường bệnh đã ở giai đoạn rất nặng ạ. Chúng ta cùng tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh trĩ trong bài viết dưới đây nhé:
Khái niệm bệnh trĩ
Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh xảy ra do hiện tượng các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn dãn hay phình to quá mức, dẫn tình trạng sưng hoặc viêm.
Chẩn đoán bệnh trĩ
Một số triệu chứng lâm sàng của bệnh trĩ thường gặp như đại tiện có máu tươi. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể gặp ở các bệnh khác như ung thư trực tràng, viêm loét đại trực tràng chảy máu, polyp đại trực tràng. Ngoài ra, triệu chứng sa búi trĩ ra ngoài hậu môn có thể nhầm lẫn với bệnh sa niêm mạc trực tràng với cách điều trị khác hẳn. Vì vậy, khi nghi ngờ bị bệnh trĩ cần đi khám để loại trừ các bệnh lý nói trên.
-
Chẩn đoán xác định:
Thủ thuật nội soi hậu môn trực tràng bằng ống cứng cho phép quan sát trực tiếp các búi trĩ, đồng thời qua đó có thể thực hiện các thủ thuật loại trừ búi trĩ.
Nhờ thủ thuật này, các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác bệnh trĩ và chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác ở trực tràng và đại tràng như ung thư trực tràng, ung thư ống hậu môn ...
-
Trĩ ngoại: là búi trĩ dưới đường lược, lòi ra khỏi ống hậu môn. Nhìn bên ngoài thấy rõ búi trĩ.
-
Trĩ nội: các búi trĩ nằm trên đường lược, thường có 3 búi trĩ ở vị trí 11 giờ, 5 giờ và 2 giờ.
-
Khi có nhiều búi trĩ và các búi trĩ liên tục với nhau được gọi là trĩ vòng.
-
Trĩ hỗn hợp: là trĩ nội và trĩ ngoại kết hợp.
-
Chẩn đoán giai đoạn của trĩ nội:
-
Trĩ nội độ I: Các tĩnh mạch giãn nhẹ, đội niêm mạc phồng lên lồi vào trong lòng trực tràng, khi rặn không lòi ra ngoài.
-
Trĩ nội độ II: Các tĩnh mạch trĩ đã giãn nhiều hơn và tạo thành các búi rõ rệt, khi gắng sức trĩ sa ra ngoài, nhưng tự co lên được.
-
Trĩ nội độ III: Như độ II, nhưng khi trĩ đã sa ra ngoài thì phải dùng tay ấn nhẹ hay phải nằm nghỉ một lúc thì búi trĩ mới tụt vào trong.
-
Trĩ nội độ IV: Các búi trĩ khá to, thường liên kết với nhau thành trĩ vòng, trĩ luôn sa ra ngoài và không thể đẩy lên được.
-
Chẩn đoán phân biệt:
-
Ung thư ống hậu môn: phân máu đỏ tươi, đau rát hậu môn liên tục, đau tăng khi đại tiện, luôn có cảm giác mót rặn. Phân: thay đổi hình dạng khuôn phân dẹt. Soi ống hậu môn: phát hiện khối u sùi loét ống hậu môn.
-
Sa trực tràng: niêm mạc trực tràng hay đoạn trực tràng sa ra ngoài nhưng không có mạch máu căng giãn.
Điều trị bệnh trĩ
-
Điều trị nội khoa
-
Thay đổi lối sống để ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ
-
Tập thói quen đi ngoài đều đặn hàng ngày, đi đại tiện vào những giờ nhất định
-
Tránh lao động thường xuyên ở tư thế ngồi hay đứng lâu.
-
Điều chỉnh thói quen ăn uống: Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà. Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu. Uống nước đầy đủ. Ăn nhiều chất xơ.
-
Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…
-
Điều trị các bệnh mạn tính hiện có như viêm phế quản, giãn phế quản…
-
Sử dụng thuốc nhuận tràng trong trường hợp táo bón lâu ngày: nên sử dụng nhóm thuốc nhuận tràng tạo khối và nhuận tràng thẩm thấu, hạn chế sử dụng nhóm nhuận tràng kích thích.
-
Điều trị bằng thuốc
-
Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
-
Thuốc có tác dụng tăng cường hệ tĩnh mạch: Thuốc có tác dụng tăng cường sức bền mạch máu, làm giảm tính căng giãn và ứ trệ của tĩnh mạch: Daflon.
-
Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc bôi và viên đặt bao, hỗ trợ tăng trương lực tĩnh mạch và giảm đau, kháng viêm.
-
Các phương pháp can thiệp điều trị trĩ nội:
-
Tiêm xơ búi trĩ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, liệu pháp đông lạnh, quang học, đốt điện là những thủ thuật được áp dụng để loại trừ búi trĩ độ I, độ II. Ưu điểm của các phương pháp này là thực hiện đơn giản. Nhược điểm là không áp dụng được với các búi trĩ độ III, độ IV; phải thực hiện nhiều lần.
-
Laser: ít được áp dụng, hiệu quả không cao, có nguy cơ gây trĩ hoại tử, áp xe hóa.
-
Điều trị biến chứng
Huyết khối trĩ: rạch búi trĩ lấy cục máu đông. Điều trị trĩ bằng thuốc hay phẫu thuật
Trĩ nghẹt: đẩy búi trĩ lên, không nên cố nhiều, có thể làm bệnh nhân đau
Trĩ chảy máu: điều trị thắt vòng cao su đối với trĩ độ I – III. Truyền máu khi có thiếu máu nhiều.
2. Điều trị ngoại khoa:
-
Chỉ định trong trường hợp:
-
Trĩ chảy máu nhiều
-
Trĩ ngoại
-
Trĩ nội ngoại kết hợp
-
Khi các phương pháp điều trị nội khoa không kết quả
-
Trĩ có một số biến chứng: huyết khối trĩ, thắt nghẹt búi trĩ
-
Trĩ mức độ 3 – 4
-
Các biện pháp phẫu thuật: phẫu thuật Lông, Miligan Morgan
Bài viết trên cung cấp tới quý độc giả các thông tin về chẩn đoán và điều trị bệnh trĩ. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh trĩ, hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.
XEM THÊM:
- Trĩ nội và các cấp độ bệnh
- Tìm hiểu về bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai
- 14 Thực phẩm giúp bạn chống lại bệnh trĩ (phần 2)
- 14 Thực phẩm giúp bạn chống lại bệnh trĩ (Phần 1)
- Cách phân loại bệnh trĩ mà bạn cần phải biết
- Phương pháp phòng ngừa bệnh trĩ và bí quyết từ BoniVein
- Hỗ trợ bệnh trĩ bằng đông y - Bạn đã biết về sản phẩm BoniVein ?
- Chẩn đoán bệnh trĩ khó hay dễ và bí quyết từ BoniVein
- Trĩ ngoại là gì ? Tổng quan về bệnh trĩ ngoại
- Hỗ trợ bệnh trĩ bằng y học cổ truyền
Mua hàng

Bài đọc nhiều nhất
- Sự thật về trị bệnh trĩ bằng xơ mướp, có đúng như lời đồn ?
- Bệnh trĩ trông như thế nào ? Các hình ảnh bị trĩ chân thực nhất
- Suy giãn tĩnh mạch chân khám ở đâu chuẩn và chính xác nhất ?
- Thuốc trị bệnh trĩ của Pháp hay của Mỹ và Canada tốt hơn ?
- Điều trị bệnh trĩ ở Đà Nẵng cần đến đâu ?
- Bị táo bón khi mang thai tháng cuối có đáng lo ? Cách khắc phục là gì ?
- Bệnh trĩ tiếng anh là gì? Nhưng thông tin cần thiết về bệnh trĩ
- Chữa bệnh trĩ bằng lá sung, cần phải đúng cách !?
- Dấu hiệu bị bệnh trĩ – nhận biết sớm, điều trị hiệu quả
- Trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi, cha mẹ chớ có chủ quan coi thường
Gửi câu hỏi
Tags

Hỗ trợ bệnh trĩ bằng y học cổ truyền

Bị sốt xuất huyết đi ngoài ra máu tươi, cẩn thận nguy hiểm tính mạng

Bệnh trĩ tiếng anh là gì? Nhưng thông tin cần thiết về bệnh trĩ

Tìm hiểu về Trĩ do quá trình mang thai và chuyển dạ ở phụ nữ

Các loại thuốc bôi trĩ tốt nhất hiện nay
