Hỗ trợ bệnh trĩ bằng y học cổ truyền
Chữa bệnh bằng phương pháp đông y là 1 trong những phương pháp an toàn nhất và dưới đây là tổng hợp các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.
Tại Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh trĩ khá cao từ 30 - 35% dân số, đứng hàng thứ 3 trong các bệnh hậu môn trực tràng. Kết quả điều trị phụ thuộc vào chỉ định cho từng loại trĩ và mức độ nặng, nhẹ của bệnh.
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ không chỉ do bệnh lý tại chỗ mà còn do yếu tố toàn thân như âm dương thiếu cân bằng, tạng phủ, khí huyết hư tổn, cùng với thấp, nhiệt, phong, táo, ăn uống, nghề nghiệp... gây ra. Tùy theo thể bệnh với các triệu chứng bệnh trĩ khác nhau mà dùng các bài thuốc khác nhau:
Thể thấp nhiệt ở đại tràng
Triệu chứng.
Đại tiện ra máu, sắc đỏ tươi, lượng máu nhiều hoặc ít, trĩ sa theo độ, đau nóng rát hậu môn, đại tiện táo hoặc đau quặn bụng, mót rặn, đại tiện bí khó đi, tiểu tiện vàng, sẻn. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch huyền, tế, sác.
Bài thuốc:
Hòe hoa 15g, kinh giới tuệ l0g, chỉ xác l0g, hoàng bá 10g, trắc bá diệp (sao cháy) 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thể tỳ hư không nhiếp huyết
Triệu chứng:
Đại tiện ra máu tươi, sắc nhạt màu, lượng có thể nhiều ít khác nhau, kèm theo sắc mặt kém tươi nhuận, hồi hộp mệt mỏi, ăn ngủ kém, phân táo lỏng thất thường. trĩ sa. Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế vô lực.
Bài thuốc:
Hoàng kỳ 30g, đẳng sâm 20g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, đương quy 12g, trần bì 5g, mộc hương 10g, tiên hạc thả 30g, chế hoàng tinh 30g. Sắc uống ngày một tháng
Thể khí hư hạ hãm
Triệu chứng.
Thường thấy ở bệnh nhân có tuổi, mắc bệnh lâu ngày, trĩ sa không tự co, kèm theo sa niêm mạc trực tràng. Chảy máu tươi khi đại tiện ít hơn, sắc nhạt màu, kèm theo tinh thần mệt mỏi suy nhược, hụt hơi, ngại nói, sắc mặt kém tươi nhuận, hồi hộp, váng đầu, ăn ngủ kém, đại tiện phân nát. Chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch trầm tế nhược.
Bài thuốc:
Sài hồ 8g, bạch truật 12g, trần bì 6g, thăng ma 10g, đẳng sâm 15g, đương quy 12g, hoàng kỳ 10g, chích cam thảo 5g.
Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần trong ngày, uống liền 3 tuần (21 ngày).
Với bài viết trên hi vọng sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc của quý vị về phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng các bài thuốc đông y an toàn và hiệu quả. Bài viết có gì thiếu sót hoặc thông tin chưa chính xác mời quý độc giả gửi phản hồi về website để đội ngũ quản trị chỉnh sửa cho phù hợp. Xin cám ơn !!!
XEM THÊM:
- Hỗ trợ bệnh trĩ bằng bài thuốc dân gian - Phần II
- 5 Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng tây y bạn nên biết
- Chữa bệnh trĩ bằng bài thuốc dân gian
- Bệnh trĩ ở trẻ em, nguyên nhân và cách phòng tránh
- [Cảnh báo !!!] Bạn có tin gần 1 nửa dân số Việt Nam đã từng mắc bệnh trĩ
- Chia sẻ mẹo dân gian: chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
- Chữa bệnh trĩ bằng tỏi có được không ? Sự thật như thế nào ?
- Các loại thuốc bôi trĩ tốt nhất hiện nay
- Thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay
- Chữa bệnh trĩ bằng lá sung, cần phải đúng cách !?
Mua hàng

Bài đọc nhiều nhất
- Sự thật về trị bệnh trĩ bằng xơ mướp, có đúng như lời đồn ?
- Bệnh trĩ trông như thế nào ? Các hình ảnh bị trĩ chân thực nhất
- Suy giãn tĩnh mạch chân khám ở đâu chuẩn và chính xác nhất ?
- Thuốc trị bệnh trĩ của Pháp hay của Mỹ và Canada tốt hơn ?
- Điều trị bệnh trĩ ở Đà Nẵng cần đến đâu ?
- Bị táo bón khi mang thai tháng cuối có đáng lo ? Cách khắc phục là gì ?
- Bệnh trĩ tiếng anh là gì? Nhưng thông tin cần thiết về bệnh trĩ
- Chữa bệnh trĩ bằng lá sung, cần phải đúng cách !?
- Dấu hiệu bị bệnh trĩ – nhận biết sớm, điều trị hiệu quả
- Trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi, cha mẹ chớ có chủ quan coi thường
Gửi câu hỏi
Tags
.jpg)
14 Thực phẩm giúp bạn chống lại bệnh trĩ (phần 2)

Thuốc đông y trị bệnh trĩ nội hiệu quả bền vững, ổn định lâu dài

Hình ảnh bệnh trĩ theo từng loại và từng cấp độ

Nắng nóng đỉnh điểm Bùng phát bệnh trĩ ngoại

Điều trị bệnh trĩ bằng rau mồng tơi, 1 nắm lá nhỏ để bớt sưng đau
