Nguyên nhân mắc bệnh trĩ ở trẻ em
Nhiều người nghĩ rằng bệnh trĩ chỉ có thể xảy ra người lớn và trẻ nhỏ không thể mắc bệnh trĩ được. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Trẻ nhỏ hoàn toàn có thể mắc bệnh trĩ và thậm chí bị trĩ ở trẻ nhỏ còn rất nguy hiểm bởi trẻ chưa ý thức được việc bản thân mình mắc bệnh. Vậy tại sao trẻ lại mắc bệnh trĩ, hãy cùng tìm hiểu về bệnh trĩ ở trẻ em trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về bệnh trĩ ở trẻ em
Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, căn bệnh này cũng có thể xảy ra ở trẻ em. Bệnh trĩ ở trẻ em xảy ra khi trẻ thường xuyên lặp lại các thói quen xấu làm tăng áp lực lên thành tĩnh mạch hậu môn, dẫn tới hiện tượng các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn giãn hay phình to quá mức, hình thành các búi trĩ.
-
Một số triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em
-
Khi đi vệ sinh có cảm giác đau
-
Trẻ thường xuyên bị táo bón
-
Trẻ có dấu hiệu đi vệ sinh rất lâu
-
Trẻ thường xuyên mệt mỏi, khó chịu và hay quấy khóc
-
Vùng hậu môn có những dấu hiệu bất thường
+ Trẻ có dấu hiệu đi cầu ra máu, có thể thấy trên giấy vệ sinh hoặc trong phân có lẫn máu.
+ Nhiều trẻ có dấu hiệu nóng và bị ngứa ở hậu môn. Đó là do tình trạng lòi búi trĩ và dịch hậu môn xuất hiện, lúc này vi khuẩn dễ tấn công làm cho bệnh nhân có cảm giác ngứa.
+ Sưng hậu môn. Tùy theo tình trạng bệnh mà sưng nhiều hay ít, có xu hướng sưng nhiều hơn sau mỗi lần đại tiện.
Các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở trẻ em
-
Di truyền.
Nếu cha hoặc mẹ của trẻ từng mắc bệnh trĩ thì con của họ cũng có khả năng cao mắc căn bệnh này.
Ngoài ra, một số trẻ bị suy van tĩnh mạch bẩm sinh cũng có thể mắc bệnh trĩ ngay từ khi còn rất nhỏ.
-
Trẻ uống ít nước.
Nước giúp bôi trơn hệ tiêu hóa, làm mềm phân tham gia vào quá trình tuần hoàn máu, giúp mọi hoạt động của các cơ quan khác được trơn tru.
Ngoài ra, uống ít nước khiến cơ thể hấp thụ nước nhiều hơn ở cả ruột non và ruột già, dẫn đến chất thải sau khi tiêu hóa sẽ chứa rất ít nước, chúng bị khô, vón cục lại, khiến việc đi đại tiện của trẻ trở nên khó khăn và có thể gây ra bệnh trĩ.
-
Trẻ lười ăn rau xanh.
Chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Nó giúp tạo khối phân trong ruột già và giúp tống xuất phân ra ngoài dễ dàng hơn, ngoài ra có vai trò hỗ trợ đào thải chất độc cho cơ thể.
Rau củ và trái cây tươi là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào nhất cho cơ thể. Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường rất lười ăn rau quả, vì vậy mà trẻ nhỏ thường xuyên mắc táo bón kéo dài và làm tăng nguy cơ suy đám tĩnh mạch hậu môn, gây ra bệnh trĩ .
-
Trẻ ngồi bô quá lâu rất dễ mắc bệnh trĩ.
Ngồi bô trong thời gian quá lâu được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh trĩ ở trẻ em.
Ở trẻ nhỏ, các cơ hậu môn ở trẻ còn khá yếu và các tổ chức hoạt động còn lỏng lẻo, các dây chằng ở hậu môn và trực tràng chưa có sự liên kết bền vững. Khi trẻ ngồi bô quá lâu, vô tình làm cho áp lực lên vùng hậu môn tăng lên, gây chèn ép các tĩnh mạch hậu môn và từ đó hình thành nên các búi trĩ. Theo thời gian búi trĩ sẽ phình to và sa ra ngoài khiến bé gặp nhiều triệu chứng khó chịu.
-
Trẻ thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy.
Khi bị táo bón, trẻ thường phải ngồi lâu và rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài, gây ra tổn thương các tĩnh mạch ở hậu môn. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến bệnh trĩ.
Các bé bị tiêu chảy phải đi ngoài liên tục, việc này cũng gây áp lực cho vùng chậu và khiến đám tĩnh mạch trĩ bị phình giãn và dần sa ra ngoài hậu môn.
-
Trẻ lười vận động
Việc ít vận động sẽ khiến khả năng lưu thông máu ở khu vực hậu môn giảm, đồng thời làm các tĩnh mạch trĩ phải chịu nhiều áp lực và gây ra bệnh trĩ.
Ngày nay, với sự phát triển của xã hội và công nghệ, trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với tivi, điện thoại nên thường xuyên ngồi hàng giờ một chỗ. Ngoài ra trẻ nhỏ rất lười vận động thể dục thể thao, cha mẹ nên rèn luyện cho trẻ để trẻ thích vận động, điều này cũng có lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
-
Căng thẳng thần kinh
Trong cuộc sống có rất nhiều vấn đề khiến trẻ bị ảnh hưởng về tâm lý, gây căng thẳng, áp lực cho bé như thi cử, cha mẹ cãi nhau, chuyển trường… Điều này sẽ kích thích não bộ sản sinh ra một chất ức chế hoạt động của hệ tiêu hóa, làm giảm khả năng co giãn của các cơ ở hậu môn. Đây chính là điều kiện thuận lợi để bệnh trĩ có cơ hội bùng phát.
-
Cha mẹ vệ sinh hậu môn cho trẻ không sạch sẽ
Tổ chức vùng hậu môn của trẻ còn yếu, dễ bị tổn thương. Nhiều bậc phụ huynh không chú ý đến cách vệ sinh vùng hậu môn cho trẻ, dùng khăn giấy thô ráp lau chùi hoặc không rửa sạch hậu môn sau khi đi vệ sinh. Điều này có thể khiến trẻ bị vi khuẩn tấn công và gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như nhiễm trùng hậu môn, áp xe hậu môn, rò hậu môn và cả bệnh trĩ.
-
Bệnh trĩ ở trẻ do viêm nhiễm đường tiêu hóa
Bệnh trĩ còn có thể phát triển do ảnh hưởng của các căn bệnh đường tiêu hóa trẻ đang mắc phải như viêm đại trực tràng, viêm đại tràng co thắt…
Trẻ nhỏ hoàn toàn có thể mắc bệnh trĩ. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần phải chú ý đến những nguyên nhân gây ra trĩ ở trẻ nhỏ để có biện pháp ngăn ngừa trĩ kịp thời ở con. Nếu quý độc giả có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh trĩ, hãy gọi điện đến tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được tư vấn.
XEM THÊM:
- Phân biệt ung thư trực tràng và bệnh trĩ
- Bệnh trĩ có thể gây ra ung thư không?
- Tư thế vệ sinh đúng cách để phòng tránh trĩ
- Tác dụng của hòe hoa trong phòng chống trĩ
- Nguy cơ mắc trĩ mùa nóng
- Trĩ ngoại và các cấp độ bệnh
- Chẩn đoán và cách điều trị bệnh trĩ
- Trĩ nội và các cấp độ bệnh
- Tìm hiểu về bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai
- 14 Thực phẩm giúp bạn chống lại bệnh trĩ (phần 2)
Mua hàng

Bài đọc nhiều nhất
- Sự thật về trị bệnh trĩ bằng xơ mướp, có đúng như lời đồn ?
- Bệnh trĩ trông như thế nào ? Các hình ảnh bị trĩ chân thực nhất
- Suy giãn tĩnh mạch chân khám ở đâu chuẩn và chính xác nhất ?
- Thuốc trị bệnh trĩ của Pháp hay của Mỹ và Canada tốt hơn ?
- Điều trị bệnh trĩ ở Đà Nẵng cần đến đâu ?
- Bị táo bón khi mang thai tháng cuối có đáng lo ? Cách khắc phục là gì ?
- Bệnh trĩ tiếng anh là gì? Nhưng thông tin cần thiết về bệnh trĩ
- Chữa bệnh trĩ bằng lá sung, cần phải đúng cách !?
- Dấu hiệu bị bệnh trĩ – nhận biết sớm, điều trị hiệu quả
- Trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi, cha mẹ chớ có chủ quan coi thường
Gửi câu hỏi
Tags

Chia sẻ mẹo dân gian: chữa bệnh trĩ bằng quả sung muối

Bị trĩ nên ăn gì – thay đổi nhỏ đem lại hiệu quả to

Táo bón và trĩ, 2 vấn đề có mối liên quan hệ chặt chẽ với nhau

Bệnh trĩ có thể gây ra ung thư không?

Bị sốt và đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Do bệnh gì gây ra ?
