Phân biệt ung thư trực tràng và bệnh trĩ
Trên lâm sàng, bệnh trĩ và ung thư trực tràng có những biểu hiện khá giống nhau, do đó thường bị nhầm lẫn, nhiều người bệnh đang mắc ung thư trực tràng nhưng lại nghĩ mình mắc bệnh trĩ, do đó kéo dài thời gian tham gia chữa trị bệnh, hoặc có những người mắc cả 2 căn bệnh này nhưng lại chủ quan và chỉ điều trị bệnh trĩ, dẫn đến ung thư tiến triển đến giai đoạn muộn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tổng quan về bệnh trĩ
Bình thường, ở hậu môn có các đám rối tĩnh mạch với vai trò kiểm soát hoạt động tống phân ra ngoài. Tuy nhiên, vì một vài lý do nào đó, các đám rối này bị phình giãn quá mức và hình thành các búi trĩ và được gọi là bệnh trĩ (dân gian thường gọi bệnh lòi dom).
Bệnh trĩ được chia ra thành nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là trĩ nội và trĩ ngoại. Cách chia này dựa vào vị trí hình thành của búi trĩ.
-
Búi trĩ xuất hiện trên đường lược gọi là trĩ nội
-
Búi trĩ xuất hiện dưới đường lược là trĩ ngoại.
Trĩ nội và trĩ ngoại đều được chia ra làm 4 cấp độ và ứng với từng cấp độ, bệnh sẽ biểu hiện các triệu chứng khác nhau.
Một số biểu hiện chung của người bị bệnh trĩ:
-
Đại tiện ra máu
-
Đau rát và ngứa ngáy ở hậu môn
-
Khó chịu, vướng víu đặc biệt là khi ngồi
-
Búi trĩ sẽ sa ra ngoài nhiều hay ít tùy vào tình trạng bệnh. Các búi trĩ này có thể gây viêm nhiễm, nghẹt hậu môn và khiến người bệnh mất nhiều máu.
Một số nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ: thói quen ăn uống thất thường, ăn đồ ăn không đảm bảo vệ sinh; táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên; ngồi nhiều một chỗ và ít vận động; chế độ ăn nghèo chất xơ và uống quá ít nước. Bên cạnh đó, những người thường xuyên lao động nặng nhọc; phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ cũng dễ bị trĩ.
Ung thư trực tràng là gì?
Trực tràng là đoạn cuối của ống tiêu hoá đi từ chỗ nối đại tràng sigma cho đến đường lược, dài khoảng 15 cm.
Ung thư trực tràng là căn bệnh thường gặp trong ung thư đường tiêu hoá, chỉ đứng hàng thứ 2 sau ung thư dạ dày. Bệnh chiếm 1,4% trong tổng số các căn bệnh ung thư và chiếm 40 – 66% trong tổng số các căn bệnh về ung thư đại trực tràng.
Bệnh ít gặp ở người dưới 40 tuổi, tuổi càng cao tỷ lệ mắc ung thư trực tràng càng lớn.
Đa số ung thư trực tràng là ung thư biểu mô tuyến với các triệu chứng điển hình:
-
Rối loạn đại tiện nhẹ
Ung thư trực tràng thường khiến người bệnh đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài. Khi đi đại tiện, người bệnh thường bị đau quặn, mót rặn, phân lẫn nhầy mũi máu và phân nát, khuôn phân hình lá lúa (lép, nhỏ) do phân phải đi qua khối u, đi xong vẫn muốn rặn tiếp.
-
Xuất hiện máu trong phân:
Đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Một số trường hợp, có hiện tượng hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, lúc lỏng lúc táo.
-
Mệt mỏi và suy nhược:
Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.
Sự nhầm lẫn giữa bệnh trĩ và bệnh ung thư trực tràng
Triệu chứng bệnh trĩ và dấu hiệu ban đầu của ung thư trực tràng rất giống nhau:
-
Rối loạn đại tiện, phải mót rặn khi đi đại tiện
-
Đi ngoài ra máu
-
Cơ thể mệt mỏi
Một số đặc điểm khác biệt để có thể phân biệt 2 căn bệnh này:
Dấu hiệu của ung thư đại trực tràng thường là rối loạn đại tiện, đi ngoài hoặc táo liên tục trong thời gian dài. Ung thư đại trực tràng cũng có dấu hiệu có lẫn máu trong phân, tuy nhiên, khác với bệnh trĩ, ung thư đại trực tràng thường tiết dịch nhầy, phân lỏng và nhỏ khi đi đại tiện. Ngoài ra, ung thư đại trực tràng uống kháng sinh không khỏi, người sút cân nhanh chóng. Có thể sụt đến 5kg trong 1 tháng.
Việc xác định cơ thể bị trĩ hay ung thư đại trực tràng khá quan trọng vì phương pháp cũng như hiệu quả điều trị của từng bệnh hoàn toàn khác nhau.
Cách tốt nhất là bệnh nhân hãy đến bệnh viện, bác sĩ sẽ thăm khám, nội soi, sinh thiết để xác định bệnh một cách chính xác nhất.
Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã có cho mình những kiến thức cơ bản nhất để phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư trực tràng. Nếu có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào liên quan đến bệnh trĩ và bệnh đại tràng, hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.
XEM THÊM:
- Bệnh trĩ có thể gây ra ung thư không?
- Tư thế vệ sinh đúng cách để phòng tránh trĩ
- Tác dụng của hòe hoa trong phòng chống trĩ
- Nguy cơ mắc trĩ mùa nóng
- Trĩ ngoại và các cấp độ bệnh
- Chẩn đoán và cách điều trị bệnh trĩ
- Trĩ nội và các cấp độ bệnh
- Tìm hiểu về bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai
- 14 Thực phẩm giúp bạn chống lại bệnh trĩ (phần 2)
- 14 Thực phẩm giúp bạn chống lại bệnh trĩ (Phần 1)
Mua hàng

Bài đọc nhiều nhất
- Sự thật về trị bệnh trĩ bằng xơ mướp, có đúng như lời đồn ?
- Bệnh trĩ trông như thế nào ? Các hình ảnh bị trĩ chân thực nhất
- Suy giãn tĩnh mạch chân khám ở đâu chuẩn và chính xác nhất ?
- Thuốc trị bệnh trĩ của Pháp hay của Mỹ và Canada tốt hơn ?
- Điều trị bệnh trĩ ở Đà Nẵng cần đến đâu ?
- Bị táo bón khi mang thai tháng cuối có đáng lo ? Cách khắc phục là gì ?
- Bệnh trĩ tiếng anh là gì? Nhưng thông tin cần thiết về bệnh trĩ
- Chữa bệnh trĩ bằng lá sung, cần phải đúng cách !?
- Dấu hiệu bị bệnh trĩ – nhận biết sớm, điều trị hiệu quả
- Trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi, cha mẹ chớ có chủ quan coi thường
Gửi câu hỏi
Tags
.jpg)
Hỗ trợ bệnh trĩ bằng bài thuốc dân gian - Phần II

Chữa bệnh trĩ bằng lá sung, cần phải đúng cách !?

Giải nguy cho người mắc triệu chứng của bệnh trĩ

Cách chữa bệnh trĩ ngoại đơn giản, hiệu quả
