Táo bón sau sinh thường, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Táo bón sau sinh thường không chỉ là hiện tượng khó chịu duy nhất mà chị em phải trải qua sau thời kỳ “thiên phú” của phụ nữ này. Còn có rất nhiều những vấn đề bất thường khác của thể xảy ra với phái nữ sau khi sinh. Tuy nhiên các tình trạng này đều rất bình thường và có thể xử trí dễ dàng được mà chị em không cần phải quá lo lắng.
Táo bón và những vấn đề thường gặp sau khi sinh thường của chị em
Thực tế đã cho thấy rằng táo bón sau khi sinh là tình trạng dễ gặp phải nhất ở chị em phụ nữ. Có khoảng 20% các mẹ sẽ bị rối loạn đại tiện, phân khô, khó đi ngoài, vài ngày với đi đại tiện một lần… Nhưng còn có rất nhiều những triệu chứng khác có thể xảy ra với phái đẹp, đó là: đau hậu sản, chảy máu, rối loạn tiểu tiện…
Đau hậu sản: đau là một hiện tượng rất bình thường sau sinh vì tử cung vừa phải trải qua một giai đoạn co thắt, giãn nở quá mức. Chị em có thể bị đau nhẹ, đau âm ỉ nhưng cũng có những trường hợp đau nặng, đau quặn. Nếu như không chịu được thì có thể dùng một số thuôc giảm đau để hỗ trợ, tuy nhiên không nên quá lạm dụng.
>>> Xem thêm: >>>
- Táo bón ở tuần cuối thai kỳ có đáng lo không ?
- Táo bón sau sinh thường, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
- Táo bón sau sinh nên ăn gì ? 8 thực phẩm trị táo bón nhanh nhất
- Táo bón sau sinh ra máu có phải là dấu hiệu nguy hiểm ?
Chảy máu: trong khoảng nửa tháng đến 1 tháng sau sinh phụ nữ có thể bị chảy máu ở âm đạo. Chị em nên dùng băng vệ sinh để thấm bên ngoài chứ không dùng ở bên trong để tránh bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Triệu chứng này là hoàn toàn bình thường nhưng, nếu bị xuất huyết quá nhiều dẫn đến mất máu thì nên đi khám để xem có vấn đề gì bất thường xảy ra không.
Rối loạn tiểu tiện: phụ nữ sau sinh sẽ thường cảm thấy căng tức ở vùng bàng quang, số lần đi tiểu trong ngày cũng nhiều hơn. Do trước đó trong một thời gian dài, bàng quang vào niệu đạo chịu sức ép lớn từ thai nhi nên sau sinh sẽ dễ dẫn đến những biểu hiện này. Không cần quá lo lắng vì nó sẽ nhanh chóng biến mất sau một khoảng thời gian ngắn.
Táo bón sau sinh thường, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Nguyên nhân khiến cho phụ nữ dễ bị táo bón sau sinh thường
Nói đến táo bón sau sinh thường thì có rất nhiều nguyên nhân góp phần vào mà gây ra, tuy nhiên có 3 yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là sự thay đổi hormon nội tiết trong cơ thể, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày của chị em.
Sự thay đổi nội tiết: khi mang thai các hormon nội tiết trong cơ thể phụ nữ sẽ có nhiều sự biến động và sau khi sinh thì chúng lại thay đổi 1 lần nữa. Sự rối loạn, mất cân bằng hormon có thể ảnh hưởng lớn đến nhu động ruột hay hoạt động của hệ tiêu hóa. Nếu nhu động ruột giảm xuống thì chị em sẽ bị táo bón.
Chế độ ăn uống: hầu như các mẹ sau khi sinh đều có chế độ ăn quá thừa thãi chất dinh dưỡng để có thật nhiều sữa cho con bú, nào là xương hầm, chân giò, thịt, hải sản, sữa… Thông thường các chị em đều bỏ qua những nguồn bổ sung chất xơ như rau xanh, hoa quả dẫn đến mất cân bằng trong hệ tiêu hóa. Thiếu chất xơ, thừa chất đạm chất béo chính là nguyên nhân gây táo bón.
Sinh hoạt: vì phải chăm con, kiêng cữ nhiều thứ nên phụ nữ thường chủ yếu ở nhà, ngồi nhiều, nằm nhiều, ít vận động đi lại, cùng với đó là việc tâm lý dễ bị trầm cảm, lo âu suy nghĩ nhiều. Chính điều này sẽ dẫn đến táo bó do làm giảm nhu động ruột.
Táo bón sau sinh thường có tự khỏi được không ?
Để nhanh chóng chấm dứt tình trạng táo bón thì chị em cần phải chú ý những điểm sau đây:
+Về hormon nội tiết thì không cần quá lo lắng vì chúng sẽ ổn định dần dần sau một khoảng thời gian từ lúc sinh em bé. Khi nội tiết trở lại bình thường thì táo bón sẽ không xảy ra nữa.
+Về chế độ ăn uống thì chị em cần phải nhớ kỹ vì nó quyết định lớn đến tình trạng này: các thực phẩm trong các bữa ăn hằng ngày phải đảm bảo cân bằng dinh dưỡng giữa chất xơ, chất đạm, chất béo, chất đường bột… Ăn nhiều rau xanh trái cây không chỉ để mang lại nguồn chất xơ dồi dào khắc phục táo bón mà còn bổ sung cho cơ thể rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng.
+Về sinh hoạt thì các mẹ nên thường xuyên đi lại vận động, tránh ngồi 1 chỗ quá lâu, vừa giúp giảm táo bón vừa tốt cho sức khỏe, nâng cao thể chất. Đồng thời hãy thư giãn tâm trí, đầu óc, tránh căng thẳng, lo lắng không cần thiết và nhớ kỹ ngủ đầy đủ giấc, hạn chế thức khuya nhiều.
- Táo bón sau sinh nên ăn gì ? 8 thực phẩm trị táo bón nhanh nhất
- Táo bón sau sinh ra máu có phải là dấu hiệu nguy hiểm ?
- Táo bón sau chuyển phôi, cách khắc phục đơn giản dễ dàng
- Bị táo bón khi mang thai tháng cuối có đáng lo ? Cách khắc phục là gì ?
- Khi bị táo bón bà bầu nên ăn gì ? Thực phẩm nào nên và không nên ăn ?
- Táo bón tiếng anh là gì ? Những điều quan trọng về táo bón
- Giải đáp thắc mắc: Táo bón có phải là dấu hiệu mang thai không ?
Mua hàng

Bài đọc nhiều nhất
- Sự thật về trị bệnh trĩ bằng xơ mướp, có đúng như lời đồn ?
- Bệnh trĩ trông như thế nào ? Các hình ảnh bị trĩ chân thực nhất
- Suy giãn tĩnh mạch chân khám ở đâu chuẩn và chính xác nhất ?
- Thuốc trị bệnh trĩ của Pháp hay của Mỹ và Canada tốt hơn ?
- Điều trị bệnh trĩ ở Đà Nẵng cần đến đâu ?
- Bị táo bón khi mang thai tháng cuối có đáng lo ? Cách khắc phục là gì ?
- Bệnh trĩ tiếng anh là gì? Nhưng thông tin cần thiết về bệnh trĩ
- Chữa bệnh trĩ bằng lá sung, cần phải đúng cách !?
- Dấu hiệu bị bệnh trĩ – nhận biết sớm, điều trị hiệu quả
- Trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi, cha mẹ chớ có chủ quan coi thường
Gửi câu hỏi
Tags

Đi ngoài ra máu và chất nhầy, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Trị bệnh trĩ cho mẹ bầu như thế nào an toàn mà lại hiệu quả tốt nhất

3 dấu hiệu bệnh trĩ ngoại dễ nhận biết nhất

Phương pháp chữa trị bệnh trĩ và táo bón tốt nhất

5 Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng tây y bạn nên biết
